Chùa Dâu

“Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”

Đó là những câu thơ lưu truyền trong dân gian từ xa xưa về chùa Dâu. Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự, Cổ Châu Tự, Thiền Định tự, chùa còn được người dân gọi với tên gọi khác là chùa Cả,  là một ngôi chùa nằm ở phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh , cách Hà Nội  khoảng 30km . Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam , mặc dù các dấu tích vật chất không còn và đã được xây dựng lại, nơi đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt , một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay.

Giới thiệu về chùa Dâu

 Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu . Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân tức “thần mây”, chùa Đậu thờ Pháp Vũ tức “thần mưa”, chùa Tướng thờ Pháp Lôi tức “thần sấm”, chùa dàn thờ Pháp Điện  tức “thần chớp” và chùa Tổ thờ mẫu Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ Tứ Pháp, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng bản địa, lâu đời của cư dân nông nghiệp, lúa nước đồng bằng sông Hồng, cầu mưa thuận gió hòa, tuy nhiên cho đến nay chỉ duy nhất vùng Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh còn giữ được đầy đủ cả bốn pho tượng Tứ Pháp thể hiện nét văn hóa đặc sắc này.

Trong Tứ Pháp thì Pháp Vân đứng đầu, Thạch Quang Phật là tảng đá trong cây Dung thụ luôn ở bên Pháp Vân và Pháp Vân đại diện cho cả Tứ Pháp, mỗi khi triều đình thỉnh tượng về kinh đô cầu đảo, có thể rước cả bốn tượng hoặc chỉ mình Pháp Vân. “Theo Đại Việt sử ký toàn thư có ghi  lại dưới thời vua Lý Nhân Tông vào năm 1073, khi mới lên ngôi, vua đã đích thân đứng ra tổ chức đại lễ hội, rước Phật Pháp Vân để cầu đảo với khát vọng Phật nhật tăng huy, Phong hòa vũ thuận, Quốc thái dân an.” Có thể nói trong hệ Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ được thờ cúng rộng rãi hơn cả nhưng Pháp Vân là trọng tâm, nên Chùa Dâu đã trở thành trung tâm của tín ngưỡng này ở cả vùng Dâu lẫn cả nước.

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên,là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thời gian tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.

Toàn cảnh chùa Dâu
văn hoá tâm linh việt

Truyền thuyết về mẫu Man Nương tại chùa Dâu

Truyền thuyết về mẫu Man Nương được kể lại như sau:

Man Nương hay nàng Mèn là con gái của ông bà Tu Định là những người có tâm tu tại gia, bà Man Nương cũng là một người con gái rất sùng đạo, năm 12 tuổi đến theo học đạo ở chùa Linh Quang, nay là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền đạo tại đây.

Một hôm, sư thầy đi vắng và dặn Man Nương trông coi chùa cẩn thận. Tối đến Man Nương vì mệt mà ngủ thiếp đi ở bậc trước cửa nhà, nhà trước kia chỉ có một cửa đi vào. Thầy thấy tiểu ngủ thì thương tình không nỡ đánh thức và bước qua người Man Nương thì một sự thần kì sảy đến với bà là bà đã thụ thai. Cha mẹ Man Nương mang con đến trách thầy thì thầy Khâu Đà La đáp lại rằng đó là nhân duyên hợp khí, dặn rằng đó là con Phật, là điềm lành điểm tốt, không phải lo phiền.

Mười bốn tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con gái vào ngày 8 tháng tư được mô tả là “ Tường vân ngũ sắc phủ mình hào quang” rất đẹp, bà nghe lời cha mẹ đem con đến chùa trả lại sư thầy. Thầy đón em bé gái và dùng cây tầm xích gõ vào cây Dung Thụ ( là cây dâu) ở cạnh chùa đọc thần chú: “Nhân duyên phật tử đến đây, sẽ phó cho dầy giáo dục tiểu nhi”. Tự nhiên thân cây dâu tách ra, Sư thầy để bé gái vào trong, cả khu rừng chào đón em bé mới sinh ra: “Mùi hương thơm nức non tiên, trăm hoa đua nở như nghìn cẩm sa”sau đó cây lại khép lại và nuôi dưỡng em bé một cách thần kỳ, Khâu Đà La khuyên bà Man Nương lập am để đi tu, trao cho bà cây gậy tầm xích và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất để cứu nhân dân. Khi bà tu về thăm nhà, thấy vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền, nhớ đến lời dặn của sư thầy, Man Nương đã đem cây gậy tầm xích cắm xuống đất và đọc thần chú: Tôi xin vái lạy thần linh, tôi là bần nữ tu hành xuất gia, dù tôi cứu được mẹ cha, gậy kia cắm xuống nước òa chẩy lên. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán.

Tiếp đó có trận mưa to gió lớn, cây Dung thụ bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức tức là sông Dâu rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân lính vớt lên định để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi.Ngay đêm hôm đó Sĩ Nhiếp gặp giấc mơ được thần báo cho là nếu vớt được cây Dung thụ lên sẽ tạc hệ tứ pháp. Bà Man Nương đi qua biết rằng con mình gửi trong đó, liền xuống sông buộc dải yếm vào và đọc thần chú : “nhân duyên khắc kiến vẫy tay, con mừng thấy mẹ động cây truyền dời” lập tức kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp thấy thế kính sợ, sai người tìm thợ khéo tay để tạc tượng nhưng tìm khắp Việt Nam không có, phải tuyển mười người họ Đào bên Trung Quốc về tạc tượng Tứ pháp là Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện tượng trưng cho  thần Mây,  thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp để thờ.

Bốn bức tượng phật đó được đặt ở bốn ngôi chùa khác nhau ở trên cùng một khu vực là Chùa Dâu, Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng. Khi tạc tượng tứ pháp xong Sĩ Nhiếp làm lễ bái rất linh đình rồi rước các tượng về cung, cả 3 bức tượng đều được vận chuyển dễ dàng duy chỉ có đức Pháp Vân là không thể nào kiệu hồi cung nổi. Sĩ Nhiếp mới hỏi họ Đào là khi tạc tượng thì có điều gì bất thường không, họ Đào trả lời khi tạc khúc ngọn, rìu của họ va phải hòn đá làm mẻ rìu nên họ vứt hòn đá xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương liền đi thuyền ra giữa sông thì khì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng thuyền. Khối đá ấy được gọi là Thạch Quang Phật  tức là Phật đá tỏa sáng. Huyền tích về nàng Man Nương thực chất đó là sự giao thoa giữa đạo Phật với tín ngưỡng dân gian, là tiền thân của tứ Pháp thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều vùng khác. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

Kiến trúc Chùa Dâu

Chùa Dâu gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất, tháp Hòa Phong, tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hai dãy hành lang, hậu đường, và các công trình phụ trợ, như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, vườn chùa. Chùa tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, quay về hướng tây,cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh gồm tòa tiền thất, hai dãy hành lang, hậu đường tạo thành đường viền bên ngoài của chữ “Quốc”, ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện tạo thành hình chữ “công”.

Chùa Dâu nhìn từ trên cao
DCIM\101MEDIA\DJI_0664.JPG
Chùa Dâu nhìn từ trên cao
DCIM\101MEDIA\DJI_0669.JPG

Cổng chùa Dâu

Đi vào chùa Dâu có 2 cổng, nhưng thường du khách hay đi theo cổng phụ vì cổng phụ ở vị trí dễ nhìn thấy, còn cổng chính thì khó nhìn vì ở giữa khu dân cư. Đi theo cổng chính qua cổng tam quan gồm ba gian, bộ khung gỗ gác trên bốn hàng chân cột, kết cấu vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, cốn, bẩy”. Các cấu kiện đều được bào trơn đóng bén, mái lợp ngói, mở thông thoáng cả gian.

Qua tam quan đến một khoảng sân rất rộng, theo tương truyền khoảng sân này ngày xưa người dân vẫn họp chợ âm dương, gọi là chợ âm dương vì người dân đi làm về và ra họp chợ lúc tranh tối tranh sáng. Chính hội chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày chính hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương. Trong bốn chị em, Pháp Điện trẻ nhất lại ở xa nhất, vì vậy bao giờ cũng phải đi sớm hơn, nhưng bao giờ cũng đến chùa Dâu trước tiên. Còn khi đã gặp chị cả Pháp Vân ở chùa Dâu, thì phải theo thứ tự mà đi về thăm mẹ. Vì vậy xưa kia sân phía trước chùa rất rộng mới đủ chỗ cho các cỗ kiệu và nghi trượng, tam quan ở tận bến sông Dâu. Ngày nay một phần đất chùa cũng đã bị lấn chiếm, và tam quan chùa cũng lùi vào rất nhiều.

Cổng phụ chùa Dâu
Cổng tam quan chùa Dâu, lối chính vào chùa

Tòa tiền thất chùa Dâu

Tòa Tiền thất gồm bảy gian, hai chái, với mái lợp ngói, đầu đao cong, bộ khung gỗ, các vì nóc đều được kết cấu theo dạng “tiền kẻ, hậu kẻ, câu đầu, trụ nóc”, tỳ lực trên bốn đầu cột. Hầu hết cấu kiện ở tòa này đều được bào trơn đóng bén, chỉ có những đầu kẻ ở gian giữa được chạm hoa lá cách điệu. Nội thất bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ, trước khi vào lễ Phật.

Tòa Tiền Thất chùa Dâu
DCIM\101MEDIA\DJI_0675.JPG
Tòa Tiền Thất chùa Dâu

Tháp Hòa Phong điểm đặc biệt của chùa Dâu

Điểm nhấn của ngôi chùa chính là ngọn tháp Hòa Phong, nhìn vào ngọn tháp thì ai cũng sẽ nhận ra đây là chùa Dâu, Từ “Hoà Phong” có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Trên tháp Hòa Phong hiện còn một tấm biển bằng đá xanh gắn ở tầng 2 có đề ba chữ “Hòa Phong tháp”. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm.

Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm nhìn ra chính hướng Đông Tây Nam Bắc. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 thường được thỉnh 2 lần trong ngày, lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc và khi chiều tối khi mặt trời lặn, một chiếc khánh đúc năm 1817 chỉ được tỉnh khi có lễ hội hoặc việc gì quan trọng của chùa. Trong tháp có tượng tứ vị Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc cai quản bốn phương trời mười phương đất. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm  1738. Bên trái có một con cừu làm bằng đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. dấu ấn của văn hóa phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu.

Hiện nay ở lăng Sĩ Nhiếp cũng có một con cừu giống hệt cừu ở chùa Dâu nằm phủ phục ngay cạnh lăng Sĩ Nhiếp. Có truyền thuyết kể lại rằng do ngài Sĩ Nhiếp đã đem tặng chùa Dâu 1 con,  nhưng cũng có truyền thuyết kể rằng một con chạy ra ruộng phá lúa của dân. Mẫu Man Nương đã làm phép đánh lõm lưng và bắt về chùa Dâu tu tập. Cũng có giai thoại kể lại rằng con ở chùa Dâu thì lưng bị mòn vẹt do ngày xưa người dân nơi đây dùng để mài dao kéo. Có một nét đặc biệt đó là gọi là cừu nhưng mặt cừu, tai voi, chân ngựa, lại có râu giống loài dê, vì loài cừu không có râu. Phía trước tam cấp, cửa phía tây có hai tượng sóc đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng.

Tháp Hòa Phong chùa Dâu
Tháp Hòa Phong chùa Dâu
Tượng Tứ đại thiên vương trong tháp  Hòa Phong chùa Dâu
Chuông đồng trong tháp  Hòa Phong chùa Dâu đúc năm 1793
Chuông và Khánh trong tháp Hòa Phong chùa Dâu
khánh trong tháp Hòa Phong chùa Dâu đúc năm 1817
Cửa hướng Tây tháp Hòa Phong
Cừu đá chùa Dâu
Tên Tháp Hòa Phong trên tầng 2 của tháp
DCIM\101MEDIA\DJI_0684.JPG

Tòa Tiền Đường chùa Dâu

Tòa Tiền đường gồm bảy gian, hai chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Trên các đầu kẻ, bẩy, cốn đều được chạm nổi hoa văn dạng mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt năm gian giữa,gian chính giữa có hai thành bậc đá chạm rồng mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp và Bát Bộ Kim Cương đặt đối xứng hai bên rất uy linh. Bên trái hướng từ ngoài vào đặt bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cấp năm 2013. Trong chùa có rất nhiều đồ thờ, câu đối, cửa võng tương đối cổ với những đường nét trạm trổ nghệ thuật có giá trị cao.

Gian Tiền Đường chùa Dâu
Tượng hộ pháp Gian Tiền Đường chùa Dâu
Tượng bát bộ kim cương gian Tiền Đường chùa Dâu
Tượng hộ pháp Gian Tiền Đường chùa Dâu
Bằng đi tích quốc gia đặc biệt gian Tiền Đường chùa Dâu

Tòa Thiêu Hương chùa Dâu

Tòa Thiêu hương: còn được gọi là ống muống, nối liền Tiền đường và Thượng điện, mặt nền thấp hơn Thượng điện, gồm ba gian. Ở giáp với tòa tiền đường đặt ban thờ án ngoại công đồng, ở phía trên là bức đại tự cổ “ Diên Ứng Tự” nghĩa là Cầu sẽ dược ứng nghiệm. ở giữa gian thiêu hương có bức đại tự : “Vũ Lộ Triêm Nhu”  nghĩa là mưa móc thấm nhuần. Ở cuối gian thiêu hương là ban tam bảo thượng thờ đức Phật Thích ca. Hai bên lối đi lên tam bảo thượng ở giáp với tường thờ các tượng Thập Điện Diêm Vương hướng vào chính giữa. Phía trong cùng bên trái hành lang thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, người đã có công trong việc trùng tu chùa Dâu, phía đối diện bên phải thờ tượng thái tử Kỳ Đà còn được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba cõi.

Hẳn đến nơi đây nhiều quý vị sẽ thắc mắc tại sao lại có ban thờ với bức tượng được đặt tại lối đi bên tay phải lên tòa thượng điện. Nguyên do là do trước đây Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được đặt thờ nhờ tại chùa Dâu. Thời điểm chúng tôi làm video này thì chùa Đậu cũng đang được xây dựng gần xong, nhưng theo như tìm hiểu thì việc trả pho tượng Pháp Vũ về đúng ngôi chùa Đậu sẽ có chút vướng mắc.

Đó là trong quá trình thống kê tượng trình lên để phê duyệt chùa Dâu là di tích quốc gia đặc biệt thì tượng bà Đậu tức tượng Pháp Vũ cũng được thống kê vào danh sách tượng của chùa Dâu, khi đã là di tích quốc gia đặc biệt thì mọi thứ trong chùa đều phải giữ nguyên trạng, một thay đổi nhỏ nhất cũng phải xin phép bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Hy vọng các cơ quan chức năng sớm giải quyết các thủ tục, vướng mắc để khi chùa Đậu khánh thành thì tượng Pháp Vũ được về thờ đúng nơi tượng được thuộc về, để ngồi ở vị trí trang nghiêm chứ không phải đặt thờ nhờ ở hành lang như hiện nay.

Tượng bà Đậu thờ nhờ trong tòa Thiêu Hương chùa Dâu
Tượng Thập điện diêm vương tòa Thiêu Hương chùa Dâu
Ban thờ tam bảo thượng tại tòa Thiêu Hương chùa Dâu
 Ban thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, người đã có công trong việc trùng tu chùa Dâu
Tượng thái tử Kỳ Đà còn được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba cõi

Tòa Thượng Điện chùa Dâu

Từ thiêu hương qua bậc tam cấp lên đến thượng điện gồm một gian, hai chái, với bốn bộ vì, bốn mái đao cong. Ở chính giữa thượng điện là ban thờ và tượng Bà Dâu, hay đức Pháp Vân thần mây, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m tư thế tọa thiền trên tòa sen có cấu trúc hai phần, phần tượng và phần bệ tượng nhưng lại là một thể thống nhất, phải kết hợp với nhau thì mới tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh . Tượng có gương mặt đẹp, từ bi thánh thiện với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc.

Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp. Ở bên cạnh đức Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ rất đẹp với khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc biệt tượng Ngọc nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Bên tay phải đức Pháp Vân có bức tượng nhỏ đặt trong ngai thờ hình lá đề thời Trần rất đẹp và cũng hiếm gặp. Bên tay trái của tượng Pháp Vân có một chiếc kiệu gỗ từ thế kỷ 18 được sơn son thiếp vàng đục đẽo rất đẹp và tinh xảo. Ở hai dãy hành lang hai bên là các tượng quan âm bồ tát và Lục vị công tào. Bên trái ở trong cùng của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14. Bên phải ở trong cùng là tượng quan âm chuẩn đề. Hai bên tòa thượng điện giáp với thiêu hương có để hai cửa để đi ra dẫy hành lang hai bên giúp không gian trong thượng điện rất thông thoáng.

Trong chùa với rất nhiều câu đối cổ viết về ngôi chùa cũng như ca ngợi đạo Phật, chúng tôi xin gửi đến quý vị phần dịch nghĩa của một số câu đối đó như sau:

Tiên linh thiêng hiển hóa trang nghiêm, trăm vạn người thiên hạ đều cúi lạy; Phật luôn luôn trong sáng diệu kỳ, ba ngàn năm thế giới đều theo Phật.”

 “Đỉnh quý vàng kim trưng bày khắp sàn, hào quang xán lạn; Lâu đài cạnh sông ánh sáng lung linh, ngưỡng trông càng cao.  

Điện cao sánh tùng mây, ánh sáng trang nghiêm tràn Pháp giới; Khói hương cuộn sắc màu, cam lộ  tưới khắp cả Thiền môn.”

Ngàn vạn kiếp hóa thân, phá đạo u mê, trời đất rạng; Bốn chín năm thuyết pháp, khai quyền hiển thực Thánh trung vương

Cây đa vạn năm truyền tướng pháp, Sông Khương muôn thuở lắm từ ân

Tướng của Mẫu cao sang vòi vọi, Thánh nước Nam dáng mạo uy nghiêm

Bốn Thánh công đồng nghiêm tướng pháp, Vạn dân hoan lạc ngắm nhan hiền

Muôn vạn tâm hiền lùi xa ác; Quang minh trong sáng hiện viên toàn

Tam nguyên trợ giúp, ơn càng sáng, Vạn thiện cùng về, phúc trạch lâu

Tượng bà Dâu tại ban thượng điện chùa Dâu
Kiệu gỗ từ thế kỷ 18
Tượng quan âm chuẩn đề chùa Dâu
Tượng Lục vị công tào chùa Dâu
tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại ban thượng điện chùa Dâu

Hậu đường và hai dãy hành lang

Hai dãy hành lang song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường. Mỗi dãy gồm 22 gian và được chia thành hai phần: hành lang phía trước 12 gian và hành lang phía sau 10 gian, được ngăn cách bởi một bộ cửa ván bưng. Hành lang phía sau là nơi thờ 18 vị La Hán. Tòa Hậu đường gồm chín gian, hai dĩ, bộ khung gỗ. Nơi đây lưu giữ nhiều bia đá cổ. Chính giữa hậu đường là ban thờ Tam bảo hậu, ngoài ra còn ban thờ đức ông, ban thờ quan âm thị kính, ban thờ bà Hậu, ban thờ phật di lặc, ban thờ đức Thánh Hiền, ban thờ địa tạng vương

Ban thờ đức Thánh Hiền tại Hậu đường chùa Dâu
Bia đá tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ địa tạng vương tại Hậu đường chùa Dâu
Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ bà Hậu tại Hậu đường chùa Dâu
Ban Tam bảo hậu tại Hậu đường chùa Dâu
Ban tam bảo hậu tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ Quan Âm Thị Kính tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ Đức Ông tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ Đức Ông tại Hậu đường chùa Dâu
Bia đá tại Hậu đường chùa Dâu
Bia đá tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ thập bát la hán tại Hậu đường chùa Dâu
Ban thờ thập bát la hán tại Hậu đường chùa Dâu

Nhà Tổ chùa Dâu

Nhà Tổ nằm sát bên trái hậu đường, là nơi thờ các vị tổ sư và thờ mẫu. Đi vào nhà tổ có có thể đi từ hai đường, đi qua cổng phụ của chùa rồi rẽ trái là đến cổng nhà tổ. Hoặc đi ở giữa hai dãy hành lang phía trái. Phía trước sân nhà tổ có một chiếc giếng cổ phía dưới xây gạch phía trên được làm bằng gỗ. Nhà tổ là tòa nhà năm gian, tường hồi bít đốc, bộ khung gỗ, vì kèo kiểu “con chồng, giá chiêng, kẻ truyền”. Ở chính giữa nhà tổ là ban thờ Tổ tăng, ở phía trên là bức đại tự : “ Phụng Sự Tổ Đường” nghĩa là nơi phụng thờ tổ. Bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào là bức đại tự: ‘Ny chúng an hòa” nghĩa là các ni cô sống an hòa. Gian bên trái với bức đại tự: “Mẫu Nghi thiên hạ” nghĩa là mẹ muôn dân ở dưới là ban thờ thánh mẫu.

Ở hiên nhà tổ treo một chiếc khánh bằng gỗ không biết được làm từ thời gian nào, thường thì khánh hay được làm bằng đồng. Phía trước bên phải của nhà Tổ là khu nhà ở của các vị sư. Phía sau bên trái của nhà Tổ theo hướng từ cổng vào là ao chùa rồi đến vườn tháp nơi đặt tro cốt của các vị sư, mỗi tháp có thể chứa rất nhiều hũ tro cốt bên trong đó.

Bên trong nhà Tổ chùa Dâu
Ban chính giữa nhà Tổ thờ Tổ Tăng chùa Dâu

Gian bên trái nhà Tổ thờ Thánh Mẫu
Gian bên phải nhà Tổ chùa Dâu
Toàn cảnh nhà tổ chùa Dâu
Khánh bằng gỗ treo trước nhà Tổ chùa Dâu
Vườn tháp chùa Dâu nhìn từ ao chùa
Vườn tháp chùa Dâu
Ao chùa Dâu

Tổng quan về chùa Dâu

Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê – Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc. Hội chùa Dâu mở vào ngày mồng 8 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Hội Dâu là hội của dân cư nông nghiệp, ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân no ấm, sung túc. Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt đó năm 2013 chùa đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *