Lăng Kinh Dương Vương – Nơi thờ Thủy Tổ dân tộc Việt

Lăng Kinh Dương Vương – ngôi mộ của vị vua đầu tiên và là thủy tổ của Việt Nam là một trong những ngôi mộ, nơi thờ cúng linh thiêng cổ nhất nước ta với lịch sử gần 5 nghìn năm.

Lăng Kinh Dương Vương nằm ở đâu?

Nằm cách Hà Nội tầm 30km theo hướng Đông, Lăng Kinh Dương Vương được đặt tại làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Lăng Kinh Dương Vương nằm khiêm nhường bên bờ nam Đuống, tọa lạc trên khu đất bãi ven sông, cây cối quanh năm tươi tốt, đến nơi đây chúng ta cảm thấy được sự bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng của dân tộc.

Lăng Kinh Dương Vương có vị trí gần các điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất Bắc Ninh như chùa Dâu, chùa Tổ, Chùa Dàn, chùa Phi Tướng, chùa Bút Tháp, Lăng Sĩ Nhiếp, làng tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt lăng Kinh Dương Vương cũng được kết nối với chùa Phật Tích và Đền Đô bằng cây cầu Phật Tích – Đại Đồng Thành: một cây cầu dây văng đẹp nhất Bắc Ninh rất thuận tiện cho các du khách thập phương có thể tham quan nhiều điểm du lịch văn hóa chỉ trong cùng một chuyến đi.

Cổng Nghi Môn Lăng Kinh Dương Vương
Cổng Nghi Môn Lăng Kinh Dương Vương
Phía trước Lăng Kinh Dương Vương
Phía trước Lăng Kinh Dương Vương
Cổng nhìn ra cầu Kinh Dương Vương
Cầu Kinh Dương Vương cách lăng 500m
Cầu Kinh Dương Vương
Biển chỉ dẫn vào lăng đặt trên mặt đê

Lăng Kinh Dương Vương thờ ai?

Theo như Đại Việt sử ký toàn thư: “Cháu ba đời vua Thần Nông là Đế Minh. Đế Minh lấy vợ đầu sinh con trai là Đế Nghi. Đế Minh đi tuần du phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy con gái của cụ Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục là vua cai quản phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất – năm 2879 trước công nguyên.

Nước Xích Quỷ là nhà nước sơ khai độc lập chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta – Xích Quỷ là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong 28 ngôi sao trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Tính ra từ thời sơ khai lập nước, từ thời vua Kinh Dương Vương đến nay đã được hơn 4900 năm, hoàn toàn phù hợp với lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mà chúng ta thường được học trong các bài học lịch sử.

Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của cộng đồng dân tộc Việt, sau ngài lấy con gái Động Đình Quân là Nữ Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái cụ Đế Lai là bà Âu Cơ. Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc Rồng trăm trứng. Người con cả là Hùng Đoàn, sau được cha truyền ngôi, phong là Hùng Quốc Vương, thành lập nhà nước đầu tiên là nước Văn Lang. Họ Hùng là cháu ba đời của Thủy Tổ Kinh Dương Vương thuộc họ Hồng Bàng, truyền được 18 đời…” do vậy Kinh Dương Vương chính là ông nội vua Hùng Vương thứ nhất.

Lăng Kinh Dương Vương con rồng cháu tiên
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương vấn tổ tầm tông
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Bia đá giới thiệu
Lăng Kinh Dương Vương

Lăng Kinh Dương Vương gồm những hạng mục gì?

Trên đường vào lăng Kinh Dương Vương chúng ta sẽ thấy một tấm bia đá cổ khắc nổi hai chữ : “Hạ mã” nghĩa là xuống ngựa nhắc nhở mọi người xuống ngựa, xe trước khi vào viếng lăngThuỷ tổ. Đã tới nơi đây, thì dù là vua hay quan thì cũng phải xuống ngựa, vì ở nước Nam ta cụ Thuỷ tổ Kinh Dương Vương là bậc bề trên đáng kính không một ai có thể sánh ngang với ngài.

Lăng Kinh Dương Vương - Bia Hạ Mã
Lăng Kinh Dương Vương

Mặt trước lăng Kinh Dương Vương nhìn ra sông có bậc lên xuống sát mép nước, hai bên có đôi rồng chầu bằng đá, đầu rồng hướng về phía lăng. Tiếp đến là cổng nghi môn bằng đá, qua nghi môn đến sân dưới lăng rất rộng được lát bằng đá, trong khuôn viên sân dưới gồm có hai cung tả văn và cung hữu võ hướng ra cổng nghi môn.

Cổng Nghi môn Lăng Kinh Dương Vương
rồng chầu bằng đá hướng về Lăng Kinh Dương Vương
Rồng đá chầu hướng vào Lăng Kinh Dương Vương
cung Hữu Võ Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Ban thờ cung Hữu Võ
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Cung Tả Văn
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Ban Thờ cung Tả Văn
Lăng Kinh Dương Vương

Hai dãy nhà khách mỗi nhà 5 gian nhà ngói chạy dài hướng vào sân. Đi hết sân dưới qua hai cấp bậc lên sân trên cũng được lát bằng đá là bức bình phong cũng được làm bằng đá, sau bình phong là đến khu trung tâm lăng mộ của Thủy tổ Kinh Dương Vương.

Lăng Kinh Dương Vương - Bình Phong
Lăng Kinh Dương Vương

Không biết Lăng Kinh Dương Vương được xây dựng từ thời gian nào, chỉ biết đến năm Minh Mạng thứ 21 năm 1840 nhà vua cho trùng tu và khắc bốn chữ : “Kinh Dương Vương Lăng” lên bia đá được đặt trên mặt lăng bằng đá

Bia Kinh Dương Vương Lăng
Lăng Kinh Dương Vương

Ngay phía trước là sập thờ cũng bằng đá để bày đồ thờ. Phía trên lăng là mái được làm bằng gỗ lợp ngói với 2 tầng 8 mái, hệ mái được đặt trên 4 cột gỗ chính ở phía trong, và 12 cột đá ở phía ngoài.

Lăng Kinh Dương Vương - Sập thờ đá
Kinh Dương Vương Lăng

Bên ngoài giữa 2 tấng mái là bức đại tự: “Nam Bang Thủy Tổ” nghĩa là ông tổ nước Nam. Trên thanh xà hiên bằng gỗ phía trước, ở dưới mái ngói tầng 1 đề hai chữ: “Bất vong” nghĩa là không bao giờ được phép quên.

Tổng thể Lăng Kinh Dương Vương với bức đại tự Nam Bang Thủy Tổ trên mái
Kinh Dương Vương Lăng
Lăng Kinh Dương Vương - Bất Vong nghĩa là không được phép quên
Lăng Kinh Dương Vương

Bên trong Lăng Kinh Dương Vương ở phía trên cửa võng là bức đại tự: “Ái quốc mạc vong tổ” nghĩa là yêu nước chớ quên tổ tiên. Phía trước có hai câu đối : “Vạn cổ giang sơn tư duy tổ” “Nhất khâu phong vũ ngật hồng bi” nghĩa là: Hàng vạn năm con cháu quy về miếu tổ, Một nấm mồ phong ba bão táp vẫn ửng hồng. Phía sau có hai câu đối: “Thiên cổ cương lăng linh tích tại” “ Nhất đàn chở đậu quốc ân sùng” nghĩa là dấu vết linh thiêng ngàn xưa vẫn còn đây, bàn thờ cúng đầy lễ vật là do cả nước thành kính dâng lên.

Lăng Kinh Dương Vương - Đại Tự Ái Quốc Mạc Vong Tổ nghĩa là yêu nước không quên tiên tổ và các câu đối
Lăng Kinh Dương Vương

Phía sau lăng ở cuối sân trên được đặt một bức tường đá, kết hợp với các khối tường hoa thấp cũng được làm bằng đá tạo khuôn viên rất đẹp quanh lăng của ngài. Phía sau bức tường đá phần giáp với đê được đắp đất cao tạo nên thế tựa sơn cho lăng.

Lăng Kinh Dương Vương với bức tường đá chắn ở phía sau, và hệ thống tường hoa bao quanh bằng đá
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Phía giáp đê được đắp ụ đất tạo thế tọa sơn cho lăng
Lăng Kinh Dương Vương

Tại sao nên đến viếng Lăng Kinh Dương Vương?

Lăng Kinh Dương Vương là chốn linh thiêng bậc nhất, được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Rất may mắn là trải qua thời gian quá dài như vậy, đất nước chịu bao cuộc chiến tranh tàn phá nhưng chúng ta vẫn gìn giữ được Lăng Kinh Dương Vương như ngày nay, để lại giá trị về mặt vật chất, tinh thần, tâm linh và văn hóa lớn lao, cội nguồn của dân tộc, để đời đời con cháu mai sau chiêm ngưỡng, học tập. Với ý nghĩa quan trọng của Lăng Kinh Dương Vương, ngay từ xa xưa các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo nơi đây. Lăng Kinh Dương Vương đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Lăng Kinh Dương Vương - Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Bằng công nhận điểm Du Lịch
Lăng Kinh Dương Vương

Chúng ta mỗi người con đất Việt dù có lên rừng xuống biển, đi xuôi về ngược khắp muôn phương nhưng bao giờ cũng luôn nhớ tìm về miền đất nơi có cha ông, tổ tiên của mình: “Nhớ ngày 18 tháng giêng, ngày giỗ Thuỷ tổ thiêng liêng nước nhà, dù ai xuôi ngược gần xa, tìm về bái yết mới là đạo con” Nơi đây là nơi linh khí ngàn năm của dân tộc, là nơi “vấn tổ tầm tông”, mỗi người dân Việt Nam nếu có điều kiện thì cũng nên đến chiêm bái một lần. Lăng Kinh Dương Vương được ban quản lý di tích địa phương cử người trông coi,bảo tồn và mở cửa quanh năm đón tiếp du khách thập phương. Hẳn là nhiều người trong chúng ta thường chỉ biết đến lăng của ngài, mà ít người biết được đền thờ của ngài nằm ở phía trong đê cách lăng không xa, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn ở bài viết sau, hãy chú ý đón đọc.

Lăng Kinh Dương Vương - Ngày giỗ thủy tổ 18 tháng giêng
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương - Biển giới thiệu di tích
Lăng Kinh Dương Vương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *